Lưu ý khi sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu

Ngay khi bạn xóa nhầm dữ liệu hoặc format nhầm, bạn cần hết sức chú ý:

 1. Với dữ liệu bị mất nằm cùng với ổ của hệ điều hành (Thường là ổ C): Lập tức tắt máy và rút hẳn ổ cứng để chuyển sang máy khác và dùng phần mềm để khôi phục.

 2. Nếu dữ liệu nằm ở phân vùng khác với hệ điều hành, tuyệt đối không ghi thêm dữ liệu vào phân vùng đó. Để chắc chắn nhất và giữ được nhiều dữ liệu nhất thì nên rút hẳn ổ bị mất dữ liệu ra căm vào một máy tính khác, cài phần mềm khôi phục dữ liệu dưới đây sau đó, tiến hành khôi phục.

 3. Tuyệt đối không nên chạy, mở bất kỳ chương trình gì vì có thể các chương trình đó thực hiện việc ghi dữ liệu của chương trình đó lên phần vùng đã xóa nhầm mà chúng ta ko biết.Khi sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu ngoài việc lưu ý nên cài nên trên máy tính khác (với dữ liệu bị xóa nhầm nằm cùng ổ với dữ liệu hệ điều hành) thì nên sử dụng chế độ quét sâu nếu có nhiều dữ liệu quan trọng, ở chế độ quét sâu tuy chạy lâu hơn chút nhưng có thể phục hồi được nhiều dữ liệu hơn. Để tránh ảnh hưởng đến việc mất dữ liệu hoặc không thể phục hồi, bạn nên chọn 1 phân vùng chứa file khác hẳn với phân vùng mà file bị xoá, ví dụ dữ liệu cần lấy lại ổ D: thì khi lấy lại nên lưu ở ổ C hoặc E, nếu là dữ liệu quan trọng bạn nên sử dụng thêm 1 thiết bị lưu trữ mới như: USB, ổ cứng di động hoặc 1 ổ cứng khác để chứa dữ liệu phục hồi, như vậy vừa đảm bảo an toàn cho dữ liệu cần phục hồi vừa giúp tốc độ quá trình phục hồi được nhanh hơn do quá trình đọc và ghi độc lập trên 2 thiết bị khác nhau. Lưu ý này áp dụng với tất cả các phần mềm khôi phục dữ liệu.